Tin Tức

NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Ngày 25/3/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/5/2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.



Nghị định có một số điểm mới đáng chú ý:
- Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư, có hai vấn đề được đề cập:
+ Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình;
+ Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Điều chỉnh tổng mức đầu tư, thêm lý do để được điều chỉnh: Trường hợp đã sử dụng hết chi phí dự phòng, chủ đầu tư tổ chức xác định bổ sung khoản chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá khi chỉ số giá xây dựng do cơ quan có thẩm quyền công bố từ khi thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh lớn hơn chỉ số giá sử dụng trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt.
- Cấu trúc nghị định: bổ sung chương "Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng". (Không còn chương "Điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí")
- Một số khái niệm mới: xuất hiện các khái niệm như dự toán gói thầu, chi phí hạng mục chung...
- Phạm vi điều chỉnh: bổ sung, điều chỉnh tên gọi một số khái niệm như tổng mức đầu tư xây dựng (thay tổng mức đầu tư), dự toán xây dựng (bao gồm dự toán xây dựng công trình và dự toán gói thầu xây dựng), chỉ số giá xây dựng (mới), chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng (mới)...
- Chi phí xây dựng, chi phí xây dựng gồm 4 khoản chi phí (chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường), không bao gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường(chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công và chi phí trực tiếp khác đều được chuyển qua chi phí hạng mục chung)
----------------------------------------
 Nghị định 32/2015/NĐ-CP
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.
2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
4. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựngđịnh mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định này.
Nghị định 112/2009/NĐ-CP 
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là 
quản lý chi phí) phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây
 dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
2. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chi phí thông qua việc 
ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về 
quản lý chi phí.
3. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về
việc quản lý chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc 
xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
4. Quản lý chi phí theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn
 đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và 
các quy định của Nhà nước.
5. Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được dự tính
 theo đúng phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định 
và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư 
là 
chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây 
dựng công trình.
6. Những quy định tại Nghị định này và chi phí đầu tư xây dựng 
công trình đã được người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê
 duyệt theo quy định của Nghị định này là cơ sở để các tổ chức có
 chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí
 đầu tư xây dựng công trình.



Công nghệ 3D mới nhưng mà cũ. Niềm vui mới cho ngành xây dựng


Công nghệ 3D được phát minh từ những năm 80 của thế kỷ trước, tuy niên vẫn chưa được phát triển và áp dụng. Mãi cho đến những năm gần đây với sự ra đời và phát triển của công nghệ in laze với những chất liệu in bằng kim loại, đã mang lại cơ hội mới cho công nghệ này. 
Minh chứng là vào cuối năm 2014 hoàn thành 10 ngôi nhà xây dựng bằng hệ thống in 3D tại Thượng Hải. Chính thức đánh dấu sự phát triển sang một bước tiến mới của công nghệ này.
Ưu điểm: Công nghệ này giảm thời gian xây dựng, giảm chi phí xây dựng, ít gây ô nhiễm môi trường, Xây dựng và tháo gỡ dễ dàng.
Các nước phát triển trên thế giới họ đang hướng tới để áp dụng rộng rãi công nghệ này.
Vừa qua Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất_Khu vực giàu nhất thế giới về khai thác dầu mỏ) tiết lộ lên kế hoạch phát triển một văn phòng bằng công nghệ in 3D ngay trong trung tâm thành phố "hình cây cọ" của mình.
Công nghệ 3D ứng dụng trong ngành xây dựng hứa hẹn sẽ là một cuộc cách mạng lớn trong ngành xây dựng nói riêng và nhiều lĩnh vực khác như: Sản xuất ô tô, thời trang, cơ khí - chế tạo,...Là xu thế công nghệ của tương lai

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét